Bạn đang băn khoăn giữa hai loại đệm cao su nhân tạo và đệm lò xo không biết loại nào tốt hơn và nên sử dụng loại nào? Nếu thực sự là vậy mời bạn tham khảo một số thông tin liên quan đến những điểm giống và khác nhau của hai sản phẩm này để có được quyết định đúng đắn nhất dành cho mình.
Hiện nay, ngành sản xuất đệm có sự phát triển bùng nổ về số lượng nhà sản xuất cũng như các thương hiệu và sản phẩm cùng đặc tính khác nhau. Chúng hứa hẹn mang đến cho người tiêu dùng cơ hội có được những giấc ngủ ngon với mức giá ngày càng hợp lý hơn. Nhờ nhiều chủng loại đệm khác nhau đôi khi người tiêu dùng sẽ cảm thấy khó khăn trong việc lựa chọn một mặt hàng thích hợp.
Trong số những dòng đệm khác nhau trên thị trường thì có hai loại đệm có mức giá và đặc tính êm ái tương đối giống nhau đó là đệm cao su nhân tạo và đệm lò xo. Xét về tổng quan thì hai dòng đệm này đều khá nổi tiếng với đặc tính mang lại sự êm ái cho người sử dụng nhưng nếu xem xét kỹ bạn sẽ nhận thấy 2 dòng nệm này có nhiều điều khác biệt có thể ảnh hưởng đến sử thỏa mãn khi sử dụng chúng.
Thành phần chế tạo
– Đệm lò xo
Đệm lò xo có hệ thống lò xo dày đặc có thể chia đệm thành hai loại đó là lò xo túi và lò xo liên kết. Xét về cơ bản thfi chất lượng của dệm lò xo được quyết định chính bởi chất lượng và số lượng lò xo.
Bên cạnh đó để gia cố thêm độ chắc chắn cho tấm đệm và gia tăng độ đàn hồi cho chúng thì nhà sản xuất thường bao học khung lò xo bằng các chất liệu như cao su nhân tạo ( Polyurethane) hay bông gòn nhân tạo (Polyester fiber).
– Đệm cao su nhân tạo
Sản phẩm đệm cao su được chế tạo từ 100% nguyên liệu là Polyurethane – PU. Đây được coi là một phát hiện của nhà khoa học Otto Bayer vào năm 1937. Từ đó, chất liệu PU được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp cho đến các sản phẩm gia đụng. Trong lĩnh vực nội thất hàng PU có mặt ở hàng loạt các sản phẩm như sofa, nội thất xe hơi, đệm lò xo và nệm cao su nhân tạo.
Dù được sản xuát từ chất liệu tổng hợp với mật độ cao su khác nhau sẽ cho những sản phẩm có chất lượng khác nhau. Đệm có mật độ cao có tính đàn hồi và nặng hơn những sản phẩm cùng loại.
Đặc tính êm ái
– Đệm lò xo
Bạn là người thích nằm đệm mềm thì sản phẩm này chính là sự lựa chọn hoàn hảo nhất. Những áp lực cơ thể được nâng đỡ bởi các lò xo. Đồng thời độ đàn hồi của đệm phụ thuộc nhiều vào độ đàn hồi cùng loại thép tạo nên chiếc lò xo của bạn. Bên cạnh đó sản phẩm được đánh giá có thể đảm bảo được khả năng nâng đỡ tốt hơn so với đệm lò xo liên kết.
– Đệm cao su nhân tạo
Sản phẩm đệm này có kết cấu đặc dạng bọt khí hở song vẫn đảm bảo độ đàn hồi không hua kém gì những sản phẩm đệm lò xo cao cấp. Với ưu thế từ chất liệu, cao su nhân tạo có khả năng biến dạng theo cơ thể hỗ trợ phân bổ lực một cách đồng đều hơn trên mặt đệm. Nhờ đó chúng có thể làm giảm bớt các tình trạng đau mỏi lưng thường thấy.
Sự yên tĩnh khi trở mình
– Đệm lò xo
Những sản phẩm đệm lò xo liên kết có nhược điểm đó là thường phát sinh âm thanh mỗi khi trở mình. Song dòng đệm lò xo độc lập với nhau để giúp giải quyết yếu diểm một cách tương đối.
– Đệm cao su nhân tạo
Với cấu trúc của cao su nhân tạo nên có thể chịu lực cực tốt với khả năng biến dạng của chất liệu một cách nhanh chóng. Người dùng khi sử dụng đệm này sẽ ôm lấy cơ thể của bạn mà không phát ra bát cứ âm thanh nào vì thế ít ảnh hưởng đến người nằm cạnh.
Tuổi thọ của đệm
– Đệm lò xo
So với những dòng đệm trên thị trường thì đệm lò xo có tuổi thọ ở mức trung bình và thường người dùng sẽ yên tâm hơn khi sử dụng chúng từ 8 – 10 năm.
Mặc dù vậy độ bền của đệm phụ thuộc nhiều đếu kết câu thép của hệ thống lò xo. Thông thường sau một thời gian sử dụng đệm có thể mất dần đi sự đàn hồi đặc biệt là tại những vị trí chịu lực lớn. Để làm chậm quá trình suy giảm đàn hồi của các lò xo bạn nên thường xuyên vệ sinh đệm cũng như xoay chiều nệm một cách định kỳ.
– Đệm cao su nhân tạo
Thực tế đệm cao su nhân tạo có độ bền ấn tượng nhất so với các dòng đệm trên thị trường với thời gian sử dụng từ 15 – 20 năm. Bên cạnh đó chất liệu tổng hợp này có khả năng chống xẹp lún cũng như không bị oxy hóa trong môi trường bình thường.